Tại sao cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng?

Tại sao cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng?

Trong một năm có rất nhiều dịp cúng lễ quan  trọng nhưng người Việt lại nói: “Cúng cả năm không bằng rằm tháng  Giêng”. Vì sao lại có quan niệm này?

Ngày rằm tháng Giêng theo phong tục cổ, còn được gọi là tết Thượng nguyên. Đây là một tết nằm trong hệ thống Thượng – Trung – Hạ nguyên. Tết Thượng nguyên là rằm  tháng Giêng, tết Trung nguyên là rằm tháng 7 và tết Hạ nguyên là rằm  tháng 10. Theo Giáo sư Trần Ngọc Thêm trong sách "Cơ sở văn hóa Việt  Nam", 3 ngày tết này mang các ý nghĩa khác nhau. Tết Thượng nguyên là tết hướng thiên cầu phúc, Trung nguyên là địa quan xá tội, Hạ nguyên là  thủy quan giải ách.

Lý giải về việc vì sao dân gian nói  “cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”, Giáo sư Trần Ngọc Thêm cho  rằng thứ nhất điều này có liên quan đến quan niệm coi trọng cái ban đầu.  Người Việt cho rằng phàm làm bất kỳ điều gì hễ đầu xuôi thì đuôi lọt.  Bởi vậy trong những ngày đầu năm, đầu tháng, người dân Việt có tục cúng  vái và kiêng kỵ rất hệ trọng, nhất là những người kinh doanh. Quan niệm  đó lại được mở rộng ra, coi trọng cả tháng đầu năm là tháng giêng. Mà  trong mỗi tháng có hai tiết sóc vọng là ngày mồng một và hôm rằm. Ngày  mồng một tháng giêng là tết Nguyên đán rồi cho nên rằm tháng giêng do đó  cũng được coi trọng cho xứng đáng. 

Giáo sư Trần Ngọc Thêm viết: “Không  chỉ ngày đầu năm, mà tháng đầu năm cũng đặc biệt quan trọng; thêm vào  đó, tháng này công việc lại ít nên tháng Giêng có nhiều tết hơn hẳn các  tháng khác. Ngoài tết Nguyên đán còn có tết rằm tháng Giêng – đó là ngày trăng tròn đầu tiên, là tết Thượng nguyên hướng thiên cầu phúc”.

Thứ hai, ngày rằm tháng Giêng còn được  coi là ngày vía của đức phật A Di Đà, mà trong Phật giáo, đức phật A Di  Đà là giáo chủ ở cõi Tây phương cực lạc. Là một vị phật gắn với tương  lai tốt đẹp, huy hoàng, không có khổ đau. Phái Tịnh độ tông chủ trương  khuyên quần chúng chú tâm tụng niệm danh hiệu phật A Di Đà để khi chết  đi được vãng sanh vào cõi Tây phương cực lạc của đức phật này. Bởi thế  nên cúng cả năm cũng không bằng rằm tháng giêng là như vậy.

Về điều này, website Thư viện gia đình phật tử có nói kỹ hơn như sau: Ngày rằm tháng Giêng ở Việt Nam ngày càng xa dần điển tích nguyên thủy và sinh hoạt của Trung Hoa mà  hòa nhập vào sinh hoạt Phật Giáo. Dù kinh điển Phật không nói đến ngày  rằm tháng Giêng nhưng trong đại đa số dân chúng (truyền thống Tam Giáo:  Phật – Khổng – Lão) thì đây là dịp lên chùa lạy Phật, cúng sao giải hạn,  ước nguyện điềm lành. Còn với Phật Tử thuần thành thì ngày rằm đầu năm  mới để lễ bái chư Phật, Bồ-tát, cúng dường Tăng Ni, phóng sanh, làm  những việc phước thiện nhằm cầu nguyện cho gia đình, cho cộng đồng tha  nhân, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, chúng sanh an lạc.

Như vậy, có thể nói rằng quan niệm  “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng” là hệ quả xuất phát từ quan  niệm coi trọng những cái đầu tiên của người Việt. Sau đó, qua quá trình  tiếp thu và dung hòa các nền văn hóa, tôn giáo, ngày rằm tháng Giêng lại  được gắn thêm các ý nghĩa mới nên càng quan trọng. Mặt khác đặt trong  hoàn cảnh tháng Giêng là tháng ăn chơi, với dư âm của dịp tết cho nên ý nghĩa của nó lại càng được người dân chú trọng đề cao.

Theo Kienthuc.net

TÔN CHỈ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG HOA QUẢ SẠCH FUJI FRUIT

1. Hoa quả luôn tươi sạch

2. Không chất bảo quản

3. Dịch vụ chuyên nghiệp, đổi trả miễn phí 100%

4. Không biến đổi gien

5. Giá cả cạnh tranh


Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU FUJI

Trụ sở: Số nhà 24 D7, KĐT Đại Kim - Định Công, P.Đại Kim, Q.Hoàng Mai, TP.HN

Điện thoại: 1900 2268 - 0869047699

Hệ thống cửa hàng Fuji Fruit: http://hoaquafuji.com/danh-sach-cua-hang-fuji-fruit

Website: www.hoaquafuji.com

Cam kết
  • Hoa quả tươi sạch
  • Không chất bảo quản
  • Dịch vụ chuyên nghiệp
  • Không thuốc biến đổi gien
  • Không hàng Trung Quốc
  • Giá cả cạnh tranh
Sản phẩm vừa xem
© 2018 Hệ thống hoa quả sạch Fuji Fruit